Cách vượt qua khủng hoảng tâm lý khi đi du học New Zealand

1, Khủng hoảng tâm lý khi đi du học của du học sinh.

Nguyên nhân và biện pháp

Khủng hoảng tâm lý là thuật ngữ dùng để miêu tả tinh thần ở trạng thái suy sụp, không thể kiểm soát và quản lý được cảm xúc của mình sau khi trải qua 1 vài sự kiện hoặc hoàn cảnh nào đó vượt qua giới hạn cảm xúc của họ.

Du học sinh đến học tập, sinh sống tại một đất nước hoàn toàn mới, phải xa gia đình, bạn bè thân yêu. Thời gian đầu họ cực kỳ hào hứng và hạnh phúc tựa như một chú chim non đang khám phá khu rừng mới ngập tràn hương hoa. Tuy nhiên càng về sau, sự hứng thú ngày nào dần biến mất và được thay thế bằng sự hoang mang, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi khi phải đối diện với hàng loạt khó khăn.

Khủng hoảng tâm lý khi đi du học là điều không hề hiếm, đặc biệt với những người đi du học một mình, không có người quen, không có người hỗ trợ. Hầu như bất cứ ai khi đi du học cũng có thời gian rơi vào khủng hoảng, tuy nhiên tùy theo cách giải quyết và tâm lý của mỗi người mà  mức độ gây ảnh hưởng và cách vượt qua sẽ hoàn toàn khác nhau.

1.1. Nguyên nhân của khủng hoảng tâm lý khi đi du học.

Giới hạn chịu đựng của mỗi người là khác nhau, các yếu tố khiến các du học sinh rơi vào khủng hoảng tâm lý cũng hoàn toàn khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào tính cách, suy nghĩ và hướng giải quyết vấn đề của từng người.

Một số nguyên nhân khiến du học sinh khủng hoảng khi đi du học như:

Khó khăn trong giao tiếp

Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên và cần thiết nhất khi 1 người có quyết định đi du học. Nhiều du học sinh chỉ có 1 khoảng thời gian ngắn để học giao tiếp cơ bản mà chưa có sự chuẩn bị từ trước. Bất đồng trong ngôn ngữ sẽ khiến du học sinh cảm thấy bị cô đơn và lạc lõng, sẽ có những trường hợp bất ngờ xảy ra khiến du học sinh ko kịp dùng ngôn ngữ để xử lí. Ngôn ngữ và giao tiếp đều được sử dụng hằng ngày nên nếu tâm lý không thoải mái thì ko thể nào thoải mái và vui vẻ. 

Bên cạnh đó việc du học sinh yếu ngôn ngữ trong giao tiếp cũng sẽ ảnh hưởng đến kiếm việc làm, khó tiếp thu kiến thức trên trường, khó khăn trong giao tiếp với bạn bè hoặc làm việc nhóm. Điều này cản trở trực tiếp đến việc phát triển bản thân, không hòa nhập được với môi trường xung quanh dẫn đến khủng hoảng tâm lý. 

Không thích nghi được với môi trường

Khi bạn bắt đầu sống và học tập tại 1 đất nước mới, việc bạn khó thích nghi ở thời điểm đầu là điều dĩ nhiên. Mỗi đất nước đều có từng nền, văn hóa, ẩm thực, tính cách con người…đều có nhiều bản sắc khác nhau, và khi bạn đi đến nơi đó sinh sống bạn đều phải học cách thích nghi. Mọi thứ cần phải có 1 khoảng thời gian nhất định để hòa nhập, nhưng nếu như trải qua 1 khoảng thời gian mà bạn vẫn chưa thích nghi với môi trường đó thì bạn dễ bị rơi vào khủng hoảng tâm lý.

Thích nghi là cơ chế cần thiết để tồn tại, cho dù bạn đi đến bất cứ đâu bởi nếu không thể hòa nhập được bạn có thể bị “đào thải”. Nếu không có sự tìm hiểu từ trước, các du học sinh rất dễ bị “sốc văn hóa”. Khủng hoảng tâm lý khi du học do không thích ứng được với nơi ở gặp ở rất nhiều người, đặc biệt các du học sinh trong thời kỳ mới qua.

Khủng hoảng về tài chính

Tài chính là vấn đề quan trọng ko hề kém so với mặt tinh thần. Hầu hết các du học sinh đều gặp vấn đề khá lớn về vấn đề tài chính. Không phải bất cứ gia đình nào cũng đủ dư giả để lo cho con đi du học, thậm chí có nhiều gia đình phải chạy vay mượn, bán nhà, bán đất để có đủ tài chính lo cho con cái đi du học ở nơi xứ người với hy vọng con sẽ thành công. Các du học sinh không chỉ đơn giản là lo việc học, mà còn phải nghĩ các để kiếm thêm thu nhập, vừa đi học vừa đi làm để tự lo chi phí cho bản thân, nhiều trường hợp phải gửi tiền về cho gia đình để chi trả các khoản nợ nên vô cùng mệt mỏi.

Gánh nặng tài chính là nguyên nhân không nhỏ khiến du học sinh gặp vấn đề khủng hoảng tâm lý. Nhiều du học sinh trong trạng thái ăn uống và tiêu xài hết sức tiết kiệm, chỉ dám ngủ khoảng 2 – 3 tiếng để dành thời gian đi làm kiếm tiền chi trả các khoản nợ ở quê.

2, Bí quyết giúp bạn tự tin hơn khi đi du học.

Du học là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ. Nhiều bạn sau khi nhận được học bổng đi du học lại tỏ ra vô cùng lo lắng khi phải bắt đầu một cuộc sống tự lập ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Hãy cũng tham khảo những bí kíp sau đây để khiến bản thân vững vàng hơn trước khi mở cánh của bước vào một chân trời mới.

Kiểm tra trường trước khi nhập học

Phần lớn những trường mà bạn chuẩn bị nhập học không đúng 100% so với những gì bạn đọc được hoặc tìm hiểu trên sách báo hay trên internet. Chính vì vậy điều bạn cần làm là tìm hiểu thông tin một cách chi tiết hơn về chi phí học tập, ăn ở, môi trường sống cũng như những khó khăn gặp phải khi sinh sống tại đất nước này. Bạn nên học hỏi kinh nghiệm từ những bạn du học sinh khác hoặc từ những chuyên gia tư vấn du học mà bạn quen biết.

Học nấu ăn

Ngày nay, việc tham gia các lớp học nấu ăn đã không còn xa lạ với các bạn trẻ. Điều này rất hữu hiệu với những bạn chuẩn bị đi du học, không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí ăn uống khi sang nước ngoài, mà nó còn giúp bạn có những bữa ăn ngon, bổ dưỡng và an toàn để đáp ứng cho việc học hiệu quả.

Tìm một công việc làm thêm

Chi phí sinh hoạt tại nước ngoài thường cao hơn ở Việt Nam khá nhiều. Vì vậy vấn đề tài chính luôn là điều khiến du học sinh đầu đầu nhất mỗi khi chuẩn bị đi du học. Để giải quyết vấn đề này cũng như giảm gánh nặng cho bố mẹ ở nhà, bạn nên tìm một công việc làm thêm phù hợp với khả năng của mình. Làm thêm không chỉ giúp bạn về khoản tài chính mà còn giúp bạn nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Nếu may mắn, bạn có thể nhận được sự giúp đỡ từ những người dân địa phương nơi đây.

Mang theo quần áo và thực phẩm từ nhà

Cũng giống như dụng cụ nấu ăn thì quần áo là điều vô cùng cần thiết mỗi khi bạn bắt đầu một chuyến đi xa. Bạn nên dành thời gian sắm sửa một số quần áo cần thiết, nhất là quần áo mùa đông vì mùa đông tại một số nước, đặc biệt là châu Âu thường rất khắc nghiệt. Bạn cũng nên mang theo một số thực phẩm khô như: ruốc, muối vừng, mì tôm… bởi lẽ khi mới chân ướt chân ráo bước vào một đất nước mới, bạn thường chưa quen ngay với ẩm thực của nước đó.

Làm quen với những người bạn mới

Kết bạn với những người ở cùng bạn ở kí túc xá hoặc nhà trọ sẽ giúp bạn đỡ bị choáng ngợp cũng như buồn tẻ trong những ngày đầu ở một đất nước xa lạ. Nếu như bạn có thể kết bạn được với người dân địa phương tại đó thì bạn càng nhanh chóng thích nghi với môi trường sống tại đất nước mà bạn du học.

Tập trung vào việc học

Bên cạnh việc tìm kiếm một công việc để tiết kiệm chi phí hay kết bạn để thích nghi tốt hơn với cuộc sống xa nhà thì bạn không được quên nhiệm vụ chính của mình là việc học. Rất nhiều bạn sau khi sang nước ngoài du học, lãng phí nhiều tiền của bố mẹ nhưng không thu nhận được điều gì. Họ sống buông thả, đốt tiền vào những quán bar hoặc mua sắm và chẳng quan tâm đến việc học.

Gọi điện thoại
0967.919.488