Quyết định đi du học là quyết định bước chân vào cuộc sống xa nhà và tự lập. Hành trang đi xa để chinh phục kiến thức ở nước bạn là không hề đơn giản. Vì vậy tâm lý của các bạn đi du học ở thời điểm ban đầu sẽ chưa ổn định và cảm thấy bị choáng ngợp giữa vô vàn thứ mới mẻ đối với mình. Thông qua bài viết này EduJourney sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những góc khuất khi đi du học nhưng không kém phần thú vị, từ đó giúp các bạn sẵn sàng chuẩn bị tốt hơn về tinh thần.
1, Khó khăn ở thời điểm ban đầu khi đi du học tại Anh.
1.1. Đối mặt với nỗi nhớ gia đình.
Khi nhắc đến việc đi du học, có lẽ những người ngoài cuộc sẽ liên tưởng đến những cuộc ăn chơi, ngoại giao với bạn bè, được đi tham quan nhiều địa điểm du lịch khác nhau, hoặc ko gặp bất kì sự cản trở nào từ phía phụ huynh,… nhưng đối với du học sinh xa nhà, lần đầu tiên họ có khoảng cách địa lí quá lớn cách xa với gia đình trong khoảng thời gian học tập và làm việc.
Và có lẽ nỗi nhớ nhà chỉ là 1 trong những muôn vàn khó khăn ban đầu mà bạn cần phải bước qua thôi. Có những lúc, giữa những thứ bộn bề nơi giảng đường, xung quanh là không khí nhộn nhịp chốn đông người và chúng ta dễ òa khóc như những đứa trẻ. chúng ta chợt nhớ về khung cảnh quê hương, nơi có gia đình thân thương, nơi có ba có mẹ với những nỗi nhớ thân thương. Nhưng hãy nghĩ về những thứ tươi sáng hơn đang chờ chúng ta ở phía trước, hãy đặt niềm tin vào bản thân và sự lựa chọn của chính mình. Có 1 triết gia từng nói “Gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất cho sự thành công của mỗi con người”. Bạn có biết chiếc chìa khóa thành công của mỗi người là gì không? Đó chính là niềm tin. Hãy đặt niềm tin vào tương lai với con đường mà mình đã chọn. Gia đình sẽ luôn là hậu phương vững chắc cho các bạn.
1.2. Chi phí đắt đỏ.
Đây là vấn đề đầu tiên được nhiều du học sinh quan tâm, vì chi phí ở nước ngoài cao hơn nhiêu lần so với ở Việt Nam. Bạn và gia đình có thể tham khảo và tìm hiểu kĩ thông tin về tất cả các chi phí đi du học tại EduJourney
Đôi khi gánh nặng tài chính có thể là rất lớn. Mặc dù nó chỉ phụ thuộc vào nước bạn học để theo đuổi nguyện vọng học tập. Đối với các sinh viên từ các nước thế giới thứ ba để du học ở một trong những cường quốc hàng đầu có thể rất nặng nề. (LNV: Riêng với Thụy Sĩ, vì tổng học phí đã bao trọn gói nên ít ra sinh viên cũng đỡ lo phần phụ trội ngoài dự tính).
Hãy cố gắng từ bây giờ, thực hiện kế hoạch tiết kiệm ngay từ bước đầu tiên. Để tiết kiệm chi phí, du học sinh thường chú ý tiết kiệm trong mọi sinh hoạt. Về ăn uống, việc tự nấu ăn được đánh giá là phương pháp tiết kiệm hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn. Phương tiện giao thông công cộng cũng là giải pháp tiết kiệm hiệu quả. Một số chi phí khác như mua sắm sách vở, hàng hoá… cũng có thể được giảm xuống bằng việc sử dụng thẻ giảm giá, mượn sách và dụng cụ học tập ở thư viện ở trường. Thậm chí có thể mua lại các sách đã dùng với giá rẻ tại cửa hàng hoặc trên website như abebooks, jscampus, sellstudentstuff, và cả trên Amazon hay eBay…
1.3. Rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa
Đây là vấn đề muôn thuở mà nhiều du học sinh gặp phải. ” Sốc văn hóa” là tác động của việc di chuyển từ một nền văn hóa quen thuộc sang một nền văn hóa không quen thuộc. Đây là trải nghiệm của những người phải ra nước ngoài làm việc, sinh sống hay học tập. Những người từ các nền văn hóa khác nhau có những thói quen không giống nhau. Bạn sẽ phải thay đổi nhiều thói quen của bạn và nắm lấy những cái mới để hòa nhập xã hội. Điều này chắc chắn không hề dễ dàng.
Hãy tìm hiểu, chấp nhận và thích ứng là yếu tố quan trọng bây giờ. Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu đối mặt với những thách thức mới theo chiều hướng tích cực.
Cuối cùng bạn sẽ hiểu được nền văn hóa mới khác với nền văn hóa của nước bạn, hãy chấp nhận, và bắt đầu thay đổi để thích ứng với nó cho phù hợp với tính cách cũng như con người cá nhân của chính bạn.
Sau này, bạn không còn biết đến sự nỗ lực và thay đổi thói quen của mình trong giai đoạn trước đã diễn ra như thế nào. Cảm xúc của bạn đã ổn định và bạn cảm thấy thoải mái.
2, Góc nhìn thực tế của du học sinh khi đi du học
2.1. Giao tiếp trong cuộc sống thường ngày
Nhờ sự phát triển của công nghệ, việc giao tiếp và tương tác, vốn dĩ đã được đề cao trong xã hội, nay lại càng được đề cao tại Anh. Để không bị bỡ ngỡ, hãy chuẩn bị sẵn sàng và tự tin để giới thiệu bản thân mình một cách dõng dạc nhất trước các bạn học, giáo sư và nhân viên trong và ngoài trường. Sử dụng Email và Internet một cách thông minh, tận dụng nguồn lực sẵn có để trao đổi thông tin hiệu quả. Có một thực tế là, kể cả sinh viên Anh sống xa nhà, skype hay email là các phương tiện được họ sử dụng thường xuyên để giao tiếp và liên lạc với bạn bè và gia đình.
2.2. Văn hóa làm việc của người Anh
Người Anh đề cao tính cá nhân và sự khác biệt. Cho dù quan hệ gia đình và bạn bè có thân thiết đến mức nào đi nữa, khi làm việc, tính cá nhân, độc lập làm việc luôn được đề cao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Anh không làm việc được trong nhóm. Khi được giao việc làm cùng đồng nghiệp, mỗi cá nhân sẽ tiết chế cái tôi của mình để mang đến kết quả tốt nhất, chứ không đề cao việc ai sẽ là người nổi bật nhất trong nhóm. Người đứng đầu thường được gọi là Lãnh Đạo (Leader) chứ không phải là Sếp (Boss). Cũng vì vậy, sự thoải mái trong lúc làm việc cũng là một điều quan trọng. Sự khác biệt về tuổi tác, giới tính hay địa vị xã hội không phải là vấn đề lớn. Sinh viên có thể gọi giáo sư bằng tên và ngược lại. Ngoài ra, việc đặt câu hỏi cũng được xem là tôn trọng các giáo sư. Điều này có nghĩa là bạn nắm hiểu được bài giảng và có thể đưa ra sự phản biện. Cuối cùng, người Anh luôn đặt kết quả công việc lên hàng đầu. Cụ thể, điểm số trung bình, năng lực học tập của sinh viên luôn là cái nhìn đầu tiên từ phía nhà tuyển dụng.
Vừa rồi là thông tin được EduJourney chia sẻ dựa trên góc nhìn thực tế giúp các bạn chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng tâm lý chinh phục con đường phía trước của chính mình. hãy luôn giữu trạng thái bình tĩnh, lạc quan và đầy tự tin các bạn nhé!